Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

Trò chơi dân gian

Có dc gọi là trò chơi dân gian không? Thôi kệ, với tôi nó là trò chơi dân quê là dc. Những trò mà lúc nhỏ tui chơi hôk bít bi nhiu lần.

Xứ dừa Bến Tre, lớn lên dưới tán lá dừa dài và xanh, mùa hè lại mang sắc vàng của nắng, tôi có lắm trò với cái thân dừa thẳng tắp đó. Những ngày chưa đến trg, chơi bời cả ngày ngoài trời. Giờ cơm mí chạy dìa rồi lại chạy đi. Hôk bít chơi j mà lắm thế nữa. Chỉ nhớ những ngày nước lớn, nước ngoài sông đổ thẳng vào ao, nước tràn lên đến gốc dừa. Tôi cùng mấy đứa khác cố bò lên thân dừa, nắm chặt chót của tàu dừa, đạp mạnh chân vào thân cây, bay vèo ra phía mặt ao. Có nhìu khi, bàn tay nhỏ hôk giữ nổi tàu dừa hay là dừa bị đứt thì chỉ có một kết quả duy nhất: Té ùm xuống ao, ướt nhẹp. Chơi với bờ ao hay té, sợ uống nước sông hoặc chết đuối, vậy là bị cấm. Chúng tôi chuyển sang.... chơi trên mặt đất. Tay nắm lấy chót những tàu dừa cao, đạp chân vào gốc dừa rồi co chân lên để khỏi đụng đất, tôi bay là đà trên mặt đất, thật vui. Có vài lần, tàu dừa bị gió xoay làm tôi va vào gốc dừa đau điến. Cũng có lúc xui, chọn phải tàu dừa bị chuột cắn, vừa co chân lên thì nó "rộp" một cái, ném tôi lên mặt đất cùng cái tàu dừa, cái lưng ê ẩm.

Lớn lên, đi học rồi về nhà, có cháu, tôi lại chơi cùng tụi nhỏ. Lúc này tôi đã leo được những cây dừa cao chừng nóc nhà. Khoái cái trò rủ tụi nhỏ chơi trốn tìm, lẻn lẻn tôi leo lên đọt dừa ngồi trên đó, nhìn tụi nó đi qua đi lại kêu om tỏi "Út ơi!". Ngồi trên đọt dừa, ngía ra con sông Hàm Luông, ngó vào cánh đồng của hàng xóm, quê hương thật thanh bình, bầu trời thật bao la. Không j là không có nguy hiểm, mấy lần mới tập trèo, lên dc mà hôk xuống dc, phải kêu anh cho xin cây than leo xuống. Thật hết nói!

Trốn tìm, cái trò tôi khoái nhất nếu chơi cùng bọn nhóc. Với cái quy định do tôi đặt ra: Tìm dc mí thua, không chơi giành tùng j hết. Vậy mà tụi nhóc hao háo OK hết. Khi chui vào tủ quần áo, lúc chui xuống tủ bếp, cái thạp lúa, rồi trèo lên dây xiêng nhà, nóc tủ, có lần leo lên máy nhà từ trong buồng ngủ. Những nơi trốn an toàn. Tụi nhóc toàn tìm nơi thấp, rồi đọt dừa, cả gầm giường nữa. Cơi mãi rồi tụi nhỏ cũng khám phá hết các nơi "trú ngụ" của tôi, vậy là hôk chơi nữa.

Những ngày đi học thật nhẹ nhàng, sáng học chiều về nhà chơi. Ngán nhất những lần chơi "bịt mắt bắt dê". Xác định phương hướng hôk tốt, hết đâm vô vách nhà, vô cột rồi đến bàn ghế và cả người nhà. Tức quá, nãy sinh trò gian lận, túm hết tụi nhóc :).

Những ngày làm lúa, suốt lúa xong là có vài đống rơm bự ngoài sân, ngôi nhà lý tưởng của chị em tôi. Cố gắng móc 2 cái lỗ trên 2 đống rơm to, 2 chị em trốn vào đó.....ngồi chơi. Đem bài ra đó học, đem cơm ra đó ăn, tối về, rơm bay vô ng ngứa chưa từng thấy. Ấy vậy mà vẫn hôk bỏ tật, vẫn thix cái đống rơm ấy, trốn vào trong thật ấm áp.

Cái lúc còn lẽo đẽo theo anh chăn bò, anh bày cho những trò chơi quái ác. Nào là đào hầm rồi bắt ruồi nhốt lại, đổ nước cho nó uống no lăn đùng ra chết. Rồi thì lấy đất bùn, nặn chén bát soong nồi, lấy gáo dừa đổ nước bỏ thêm rau vào nấu canh, đốt lá dừa nấu cho sôi ùn ục. Nhưng anh cũng dạy cho lắm trò hay, lấy hết tập ra cắt dán thành diều, những cái vòng tròn nối mắc xích vào nhau tạo nên cái đuôi dài ngoằn trên bầu trời. Đó là con diều đẹp nhất trong đời tôi. Tôi cũng học anh làm diều, tốn bao nhiu là vỡ nhưng hôk con nào bay dc. Rồi thì cắt đọt lá dừa nước đan thành giỏ sách, cái giỏi tôi dùng đi chợ mua hàng những buổi chơi buôn gánh bán bưng. Từ lá dừa, anh dạy tôi thắt chim, lâu đài, đồng hồ, dây chuyền rồi nhẫn. Tôi mở cửa hàng vàng bạc đá quý với đủ loại trang sức lá dừa. Vì không cao, nên tôi chỉ lấy những lá dừa xung quanh nhà, cha thấy lá te tua, chơi xong quăng tá lả vậy là mấy anh em bị la.

Lên cấp II, thầy bắt thi nhảy dây, vậy là có trò mới. Thắt dây thung thành sợi dài, lúc nhảy cao, khi nhảy ba lá, ấp nón, tượng,...tụi bạn chế ra đủ trò. Nhảy cao là món khoái khẩu của tôi, dây lên đến ngực mà vẫn bay qua không nhúc nhích sợi dây, nhảy hôk nổi thì chuyển sang lộn mèo một vòng, thế nào cũng qua. Hết cột dây vào chân, lại chuyển vào ngón tay, nhảy hết 10 ngón thì thắng. Trò này, chị em tôi là trùm của xóm. Nhảy đếm số trăm, cái dây cứ quay vèo vèo, ra xuôi thì vào xuôi, ra ngược thì vào ngược, mỗi lần nhảy lên đến cả ngàn cái (1000/5 = 200 cái, 1 cái đếm giá trị là 5). Có những chiều mê chơi, hôk ăn cơm, má giận cất luôn sợi dây thun. Vậy là chỉ còn dám vô trg chơi thôi.
Cấm cái này thì chơi cái khác. Tháo từng sợi thun ra, cột lại, kẻ ô số hình vuông như chơi ca rô, đứng từ xa, ném mấy sợi thun vào ô số mấy thì ng chủ lại đền bấy nhiu sợi, ra ngoài hay cán vạch thì chủ hốt về. Chỉ có vậy, mà mấy lần chị em giận nhau. Hix mà trên mặt đất trong nhà không lúc nào hôk có ô số. Khoái chơi trong nhà :D

Những ngày đám tiệc, con bác con chú tụ họp đông vui, vậy là chơi trò "u hấp". Chia làm 2 phe, chỉ nín 1 hơi phát ra âm thanh, từ bên này vạch kẻ bay qua bên kại, chạm phải vài người rồi chạy về thì những kẻ đó sẽ trở thành tù binh. Mún giải cứu cũng dùng 1 hơi vài bay qua chạm tay đồng đội. Chỉ ác nổi, bị địch bám chặt quá, hơi thì ngắn mà quân địch túm cả tay chân thế là đành chịu chết. Chơi mệt, thì đi hái lá cây, bông dại, túm 1 đứa ngồi làm cô dâu, treo lủng lẳng nào bông nào lá, 2 bên bắt đầu rước dâu. Mà có đứa nào bít rước dâu là sao đâu :(. Có lần xung quá, chơi đến gậy gộc, chia làm 2 phe đánh. Trận giả mà đứa nào cũng đánh thật, còn có cả quân sư (chị tôi làm :|). Kết quả, khóc lóc um sùm, chỉ 1 lần là bị ng lớn chửi tới tấp. Hôk dám chơi lần 2 lun.

Còn nhớ cuối năm lớp 9, những ngày chờ kết quả tốt nghiệp, cứ ở nhà phụ má xong là chơi "cò chẹp" dí 2 nhỏ cháu. Nhưng lúc này cũng lớn, ý thức chút đỉnh, thấy có mấy chú bác ra chơi hay đi ngang là nghỉ chơi liền, hôk lại bị la "Lớn còn ham chơi". Từ khi sang cấp III, hôk còn chơi mấy trò nhảy lửng tửng này nữa. Bùn bùn lại lôi bọn nhỏ ra chơi trốn tìm, rồi caro, kẻ số cùng nhau gạch theo thứ tự. Dần dần hôk còn chơi j nữa lun. Má tối ngày cứ nói : coi nó cà, sinh viên rồi nghen con. Quê quá, mỗi lần giỡn lại trốn lên nhà trc cho chắc ăn, hôk thì đóng cửa phòng lại chơi típ.

Thời gian trôi qua, cuộc sống thay đổi. Lên đất thành phố này thấy trẻ em ngày càng ít chỗ vui chơi, Cả trẻ em làng quê cũng vậy, game rồi tivi, chúng ít khi hoạt động tay chân. Dần dần những trò chơi mộc mạc sẽ bị lãng quên theo thời gian. Không ai bít và không ai nhớ.