Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009
Trò chơi dân gian
Xứ dừa Bến Tre, lớn lên dưới tán lá dừa dài và xanh, mùa hè lại mang sắc vàng của nắng, tôi có lắm trò với cái thân dừa thẳng tắp đó. Những ngày chưa đến trg, chơi bời cả ngày ngoài trời. Giờ cơm mí chạy dìa rồi lại chạy đi. Hôk bít chơi j mà lắm thế nữa. Chỉ nhớ những ngày nước lớn, nước ngoài sông đổ thẳng vào ao, nước tràn lên đến gốc dừa. Tôi cùng mấy đứa khác cố bò lên thân dừa, nắm chặt chót của tàu dừa, đạp mạnh chân vào thân cây, bay vèo ra phía mặt ao. Có nhìu khi, bàn tay nhỏ hôk giữ nổi tàu dừa hay là dừa bị đứt thì chỉ có một kết quả duy nhất: Té ùm xuống ao, ướt nhẹp. Chơi với bờ ao hay té, sợ uống nước sông hoặc chết đuối, vậy là bị cấm. Chúng tôi chuyển sang.... chơi trên mặt đất. Tay nắm lấy chót những tàu dừa cao, đạp chân vào gốc dừa rồi co chân lên để khỏi đụng đất, tôi bay là đà trên mặt đất, thật vui. Có vài lần, tàu dừa bị gió xoay làm tôi va vào gốc dừa đau điến. Cũng có lúc xui, chọn phải tàu dừa bị chuột cắn, vừa co chân lên thì nó "rộp" một cái, ném tôi lên mặt đất cùng cái tàu dừa, cái lưng ê ẩm.
Lớn lên, đi học rồi về nhà, có cháu, tôi lại chơi cùng tụi nhỏ. Lúc này tôi đã leo được những cây dừa cao chừng nóc nhà. Khoái cái trò rủ tụi nhỏ chơi trốn tìm, lẻn lẻn tôi leo lên đọt dừa ngồi trên đó, nhìn tụi nó đi qua đi lại kêu om tỏi "Út ơi!". Ngồi trên đọt dừa, ngía ra con sông Hàm Luông, ngó vào cánh đồng của hàng xóm, quê hương thật thanh bình, bầu trời thật bao la. Không j là không có nguy hiểm, mấy lần mới tập trèo, lên dc mà hôk xuống dc, phải kêu anh cho xin cây than leo xuống. Thật hết nói!
Trốn tìm, cái trò tôi khoái nhất nếu chơi cùng bọn nhóc. Với cái quy định do tôi đặt ra: Tìm dc mí thua, không chơi giành tùng j hết. Vậy mà tụi nhóc hao háo OK hết. Khi chui vào tủ quần áo, lúc chui xuống tủ bếp, cái thạp lúa, rồi trèo lên dây xiêng nhà, nóc tủ, có lần leo lên máy nhà từ trong buồng ngủ. Những nơi trốn an toàn. Tụi nhóc toàn tìm nơi thấp, rồi đọt dừa, cả gầm giường nữa. Cơi mãi rồi tụi nhỏ cũng khám phá hết các nơi "trú ngụ" của tôi, vậy là hôk chơi nữa.
Những ngày đi học thật nhẹ nhàng, sáng học chiều về nhà chơi. Ngán nhất những lần chơi "bịt mắt bắt dê". Xác định phương hướng hôk tốt, hết đâm vô vách nhà, vô cột rồi đến bàn ghế và cả người nhà. Tức quá, nãy sinh trò gian lận, túm hết tụi nhóc :).
Những ngày làm lúa, suốt lúa xong là có vài đống rơm bự ngoài sân, ngôi nhà lý tưởng của chị em tôi. Cố gắng móc 2 cái lỗ trên 2 đống rơm to, 2 chị em trốn vào đó.....ngồi chơi. Đem bài ra đó học, đem cơm ra đó ăn, tối về, rơm bay vô ng ngứa chưa từng thấy. Ấy vậy mà vẫn hôk bỏ tật, vẫn thix cái đống rơm ấy, trốn vào trong thật ấm áp.
Cái lúc còn lẽo đẽo theo anh chăn bò, anh bày cho những trò chơi quái ác. Nào là đào hầm rồi bắt ruồi nhốt lại, đổ nước cho nó uống no lăn đùng ra chết. Rồi thì lấy đất bùn, nặn chén bát soong nồi, lấy gáo dừa đổ nước bỏ thêm rau vào nấu canh, đốt lá dừa nấu cho sôi ùn ục. Nhưng anh cũng dạy cho lắm trò hay, lấy hết tập ra cắt dán thành diều, những cái vòng tròn nối mắc xích vào nhau tạo nên cái đuôi dài ngoằn trên bầu trời. Đó là con diều đẹp nhất trong đời tôi. Tôi cũng học anh làm diều, tốn bao nhiu là vỡ nhưng hôk con nào bay dc. Rồi thì cắt đọt lá dừa nước đan thành giỏ sách, cái giỏi tôi dùng đi chợ mua hàng những buổi chơi buôn gánh bán bưng. Từ lá dừa, anh dạy tôi thắt chim, lâu đài, đồng hồ, dây chuyền rồi nhẫn. Tôi mở cửa hàng vàng bạc đá quý với đủ loại trang sức lá dừa. Vì không cao, nên tôi chỉ lấy những lá dừa xung quanh nhà, cha thấy lá te tua, chơi xong quăng tá lả vậy là mấy anh em bị la.
Lên cấp II, thầy bắt thi nhảy dây, vậy là có trò mới. Thắt dây thung thành sợi dài, lúc nhảy cao, khi nhảy ba lá, ấp nón, tượng,...tụi bạn chế ra đủ trò. Nhảy cao là món khoái khẩu của tôi, dây lên đến ngực mà vẫn bay qua không nhúc nhích sợi dây, nhảy hôk nổi thì chuyển sang lộn mèo một vòng, thế nào cũng qua. Hết cột dây vào chân, lại chuyển vào ngón tay, nhảy hết 10 ngón thì thắng. Trò này, chị em tôi là trùm của xóm. Nhảy đếm số trăm, cái dây cứ quay vèo vèo, ra xuôi thì vào xuôi, ra ngược thì vào ngược, mỗi lần nhảy lên đến cả ngàn cái (1000/5 = 200 cái, 1 cái đếm giá trị là 5). Có những chiều mê chơi, hôk ăn cơm, má giận cất luôn sợi dây thun. Vậy là chỉ còn dám vô trg chơi thôi.
Cấm cái này thì chơi cái khác. Tháo từng sợi thun ra, cột lại, kẻ ô số hình vuông như chơi ca rô, đứng từ xa, ném mấy sợi thun vào ô số mấy thì ng chủ lại đền bấy nhiu sợi, ra ngoài hay cán vạch thì chủ hốt về. Chỉ có vậy, mà mấy lần chị em giận nhau. Hix mà trên mặt đất trong nhà không lúc nào hôk có ô số. Khoái chơi trong nhà :D
Những ngày đám tiệc, con bác con chú tụ họp đông vui, vậy là chơi trò "u hấp". Chia làm 2 phe, chỉ nín 1 hơi phát ra âm thanh, từ bên này vạch kẻ bay qua bên kại, chạm phải vài người rồi chạy về thì những kẻ đó sẽ trở thành tù binh. Mún giải cứu cũng dùng 1 hơi vài bay qua chạm tay đồng đội. Chỉ ác nổi, bị địch bám chặt quá, hơi thì ngắn mà quân địch túm cả tay chân thế là đành chịu chết. Chơi mệt, thì đi hái lá cây, bông dại, túm 1 đứa ngồi làm cô dâu, treo lủng lẳng nào bông nào lá, 2 bên bắt đầu rước dâu. Mà có đứa nào bít rước dâu là sao đâu :(. Có lần xung quá, chơi đến gậy gộc, chia làm 2 phe đánh. Trận giả mà đứa nào cũng đánh thật, còn có cả quân sư (chị tôi làm :|). Kết quả, khóc lóc um sùm, chỉ 1 lần là bị ng lớn chửi tới tấp. Hôk dám chơi lần 2 lun.
Còn nhớ cuối năm lớp 9, những ngày chờ kết quả tốt nghiệp, cứ ở nhà phụ má xong là chơi "cò chẹp" dí 2 nhỏ cháu. Nhưng lúc này cũng lớn, ý thức chút đỉnh, thấy có mấy chú bác ra chơi hay đi ngang là nghỉ chơi liền, hôk lại bị la "Lớn còn ham chơi". Từ khi sang cấp III, hôk còn chơi mấy trò nhảy lửng tửng này nữa. Bùn bùn lại lôi bọn nhỏ ra chơi trốn tìm, rồi caro, kẻ số cùng nhau gạch theo thứ tự. Dần dần hôk còn chơi j nữa lun. Má tối ngày cứ nói : coi nó cà, sinh viên rồi nghen con. Quê quá, mỗi lần giỡn lại trốn lên nhà trc cho chắc ăn, hôk thì đóng cửa phòng lại chơi típ.
Thời gian trôi qua, cuộc sống thay đổi. Lên đất thành phố này thấy trẻ em ngày càng ít chỗ vui chơi, Cả trẻ em làng quê cũng vậy, game rồi tivi, chúng ít khi hoạt động tay chân. Dần dần những trò chơi mộc mạc sẽ bị lãng quên theo thời gian. Không ai bít và không ai nhớ.
Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009
Thứ Hai, 15 tháng 6, 2009
Nợ 1 lời xin lỗi
Cái hình này vớ vẩn thiệt. Nó vớ vẩn như mình :)
Thích im lặng, lắng nghe nhưng không phản hồi. Chỉ vậy mà làm nhỏ bạn giận hôk bít bao nhiêu lần.
Thích lờ đi sự quan tâm của bạn bè dành cho, dù trong lòng rất vui vẫn tỏ ra bình thường. Thế là lại làm các bạn bùn so.
Thích thân mật với thằng bạn thân, nhắc đến thằng bạn trc mặt ng quan tâm mình dù biết ng ta đang bùn.
Thích giới thiệu mấy nhỏ bạn cho ng mà mình quan tâm, dù mình sẽ bùn.
Thích cãi bướng dù bít mình sai, rồi cười thầm trong bụng.
Thích ghẹo bạn bè, lôi điểm mà các bạn cho là khuyết điểm ra để nói, dù mình cho đó là ưu điểm.
Đôi khi mất tự tin nhưng vẫn thích cái màu da ngâm đen...
Thích nghe bạn bè tám chuyện, nhưng mỗi lần nghe lại làm như hôk thích nghe. Vậy là xong lun.
Hôk ngờ, lâu lâu kiểm lại thấy có nhiều bệnh quá.
Căng thẳng quá rồi.
-----------------------------------
Nặng trĩu 1 gánh 2 đường
Cha mẹ 1 thương, mến ng 1 thương.
-----------------------------------
Mãi mãi 1 tình bạn
Tạm biệt nhé, những ng bạn thân yêu
Còn đâu những vui buồn thưở nào
Giờ đây tôi phải đi xa
Còn đâu năm tháng đã qua
Những kỉ niệm thời bên nhau những ng bạn yêu dấu
tạm biệt nhé những nụ cười thân thương
Giọt nước mắt những khi dỗi hờn
Lời nói ân cần thưở xưa
Tình nghĩa bạn bè chúng ta
Dẫu xa xôi tôi mãi không quên tháng năm êm đềm
Bạn hãy thứ lỗi cho tôi
Dù tôi có bước lạc lối
Bạn ơi xin hãy thứ tha
Những sai lầm tôi quá xót xa
Tôi xin cảm ơn tình bạn chúng ta
Dẫu lâm nguy khó mà vẫn thiết tha
Bạn đã bên tôi sống những tháng ngày tràn đầy thương mến
Tôi xin cảm ơn tình bạn thưở xưa
Dẫu sẽ chỉ mãi còn trong giấc mơ
Bạn đã cho tôi, ấm êm tình người hạnh phúc 1 thời
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2009
Đêm khuya
Phòng im ắng, bên ngoài còn vắng lặng hơn.
Nhìn qua khe thông gió, ánh đèn ấm áp nhờ màu cam của những viên gạch hồng.
Bóng tối tĩnh mịt, cái máy thường ngày bỗng thành điểm sáng cho cả phòng.
Thỉnh thoảng có vài tiếng xe chạy trên đường quốc lộ.
Hình ảnh lần đầu tiên lên thành phố chợt hiện ra trước mắt.
Thành phố về đêm thật đẹp.
Càng về khuya, thành phố càng mang nét huyền bí và nét đẹp dịu dàng.
Đêm đó, xe cứ bon bon chạy giữa cảnh đêm tĩnh mịt.
Trên xe, chỉ còn bác tài và tôi còn thức.
Bài hát nhẹ nhàng như ru hành khách vào giấc ngủ ngon.
Tôi thì không, ngồi hàng ghế đầu, tất cả cảnh vật như thu hết vào đôi mắt tôi.
2 hàng đèn cứ nối tiếp nhau chạy dài trên đường quốc lộ.
Càng vào trung tâm thành phồ, đèn càng nhiều màu sắc hơn, đẹp hơn, lung linh hơn.
Đèn, cái duy nhất tôi thích khi thành phố về đêm.
Đã lâu không còn cơ hội đi lòng vòng thành phố về đêm nữa.
Có lẽ, giờ cảnh vật sẽ đẹp hơn lúc trước nhiều lắm.
Sẽ có nhiều đèn hơn, nhiều màu hơn.
Thành phố về đêm.
Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009
lười và thói quen
Sinh ra và lớn lên với 2 từ tự lập. Dù không hoàn toàn đúng nghĩa nhưng cũng đủ để tôi đủ cứng cỏi những lúc khó khăn. Nghe Má kể, lúc tôi được sinh ra, chỉ được cô Sáu yêu thương. Nhỏ con, đen nhẽm lại gầy. Tôi cũng không tượng tượng dc chính mình lúc đó như thế nào :). Quanh quẩn chơi quanh nhà với mấy anh chị. May mà còn có mấy anh chị con chú, con bác.
Lên cấp 3, dù chỉ xa nhà 1 ngày 1 tuần, nhưng cũng đủ để nếm ngọt nếm đắng. Cái ngày đầu tiên ở trọ, ăn ngủ học bài đều ở nhà bà chủ-cái nhà lá nhỏ và tối tăm. Cái cảnh của 3 năm học phổ thông, giờ nhớ lại vẫn còn thấy sợ. Cái mái che bên hiên nhà là nơi tôi cùng 3 nhỏ bạn ăn, ở, ngủ và học. Năm đầu còn đỡ, 2 năm sau chỗ vừa dột vừa lủng đủ chỗ. Có dc cái ổ khóa mà cũng như ko, mấy đứa con bà chủ thích thì vô ngủ thoải mái. :) có lần vừa mở cửa thấy 2-3 thằng bạn con bà chủ ngủ lăn ra đó, chỉ còn biết qua kêu bà chủ lôi mấy tên đó dậy đi về.
Cái mái che là nơi duy nhất 4 đứa dc yên thân, khoảng vài tuần lại chứng kiến cảnh ông chủ nhậu xỉn la mắng, đập đồ. Rồi bà chủ vừa la vừa chạy, mấy đứa nhóc trốn hết. 4 đứa chỉ còn cách ngồi im nhìn nhau, riết rồi quen. Nhà bà chủ vui như hội, hát kara um trời thì cả bọn vẫn ngồi nhai bài vở tỉnh queo.
Năm cuối, 3 nhỏ có bạn bè nhìu hơn, ko tránh khỏi đi chơi mãi đến 11h hơn, có khi kéo nhau về tám. Thế là cả bọn bị la, 2 nhỏ phải dọn đi chỗ khác. Bà chủ lại cho 2 anh em thằng bạn tôi vô ở chung, tối ngủ chỉ cách nhau mỗi 1 cái dài. Ức mà ko nói dc lời nào. Trc giờ tôi phản ứng chuyện nam nữ ở chung nhà, nói chi ở kiểu như tôi: Ăn chung, ở chung, học chung, mọi sinh hoạt đều chung. Ấy vậy mà cũng cố chịu hết 1 năm, cái năm dài nhất trong thời phổ thông. Có hôm nó xỉn, thế suốt đêm tôi khỏi ngủ. Sáng chửi nó thì nó năn răng cười. Dù sao cũng cháu chồng của chị thế là tôi đành chịu.
Những hôm đau bụng chỉ biết ôm gối khóc rồi lăn ra ngủ. Hôm sau lại khỏe, rồi thành lệ, mỗi lần đau lại nghĩ "mai sẽ hết thôi". Có dám hé răng với Má đâu, không Má lại lo trc lo sau. Giờ thì thành quán tính rồi, ko ưa nhìn mấy viên thuốc, ko ưa đi khám bệnh. Những ngày xa nhà, cho tôi 1 thói quen mỗi khi gặp khó khăn, đi 1 vòng tìm ngó mọi ng hối hả bận rộn rồi phì cười. Cuộc sống vẫn diễn ra, thấy chuyện của mình thật cỏn con mà làm như trời sập. Vậy là tan biến cái khối u sầu.
Mỗi ngày trôi qua, quê nhà Cha Má tôi vẫn làm lụng, vẫn sống và ngày càng già đi. Nơi đây tôi vẫn sống, làm việc và nhìn tuổi Cha Má tăng dần lên. Để trong lòng len lõi 1 nổi lo sợ........
Thứ Hai, 8 tháng 6, 2009
Không còn gì để nói :)
“Em không bao giờ hiểu chứng “nghiện thể thao” đâu”
Cũng có những phụ nữ yêu thích thể thao, nhưng bị thể thao ám ảnh như đàn ông thì rất hiếm. Đàn ông đọc về thể thao hàng ngày, như vậy chưa đủ, họ còn đến sân vận động để tận mắt chứng kiến trận đấu, hòa cùng không khí sôi động. Những bà vợ có lẽ không nên tỏ ra ngạc nhiên hay chì chiết chồng, chỉ vì anh ấy mê mệt thú vui rất đàn ông này mà quên lời vợ nhờ rửa bát.
--> vậy là ko cần bàn cãi nữa, bít cái lo do của "trái bóng tròn" :)
“Cũng có lúc anh nghĩ em điên”
… Nhưng chỉ vì suy nghĩ đó khiến anh thấy mọi việc dễ dàng hơn. Một khi “chấp nhận” rằng phụ nữ… điên, cảm giác giống như vừa trút cả tảng đá trên lưng vậy. Vậy đấy, cứ đổ mọi việc cho tại “cô ấy điên”, thế là hết phải suy nghĩ đau đầu.
--> Cách hữu hiệu để giải quyết rắc rối
==> Sống đơn giản là hay nhất
Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2009
Thêm một lần rung động
"Sống, sống như hòn đá, sống như hòn đá, sống trong một tình yêu....."
Đá cũng biết yêu? Thật ngớ ngẩn, chẳng qua con ng yêu nên nhìn vạn vật cũng thấy chúng đang yêu. Con ng khác vật vô tri ở cảm xúc, nhờ có cảm xúc cuộc sống mới có muôn màu. Nhưng quá mộng mơ ta lại xa rời thực tiễn. Đá không thể yêu, nhưng khi ta yêu thì ta nhìn thấy đá đẹp hơn.
Tôi là một con ng, ko như hòn đá, thì sao ko có cảm xúc chứ! Từ lúc sinh ra đã mộng mơ dí hàng dừa, đồng lúa, con sông, mơ về những câu chuyện cổ tích xa xưa. Lớn lên, tôi lại ước mơ vươn đến cuộc sống bình đẳng, xã hội giàu đẹp văn minh. Đến khi gặp ng ta, tôi lại mong cho tình bạn chấp cánh bay xa vì 2 con tim đồng cảm, cùng hướng về quê hương, về lý tưởng. Đến khi ng ta xa tôi, bao mộng mơ bỗng dưng theo ng mà đi mất. Sau một khoảng thời gian dài, tôi tìm lại dc chính tôi, tiếp tục vươn đến cái lý tưởng xa vời mà có thể cả đời tôi cũng đừng mong thực hiện dc. Vì tôi có cảm xúc, ý nghĩ cứ bay nhảy mỗi lần nhìn những ng ăn xin, những em bé ko gia đình, những ng già nua phải làm lụng kiếm sống vất vả.
Và từ khi biết bạn, tôi thấy mình yêu đời hơn nữa. Tâm huyết lại trỗi dậy bởi sự nhiệt tình của bạn đã làm lý tưởng trong tôi có thêm động lực mới. Nhưng cũng từ đó, tôi lại yếu đuối đi...Chính vì vậy, tôi phải chọn lựa. Hoặc là tôi của ngày xưa: mạnh mẽ, ngoan cường; hoặc là 1 cái tôi mới với nhiều cảm xúc hơn nhưng cần điểm tựa hơn. Suy nghĩ, trốn tránh, lo lắng cuối cùng tôi cũng tìm dc cái tôi cho chính mình. Ko cần chọn lựa, mình vẫn là mình. Vẫn mang nhìu cảm xúc của 1 con ng và vẫn mạnh mẽ. Lại một lần nữa dám làm dám nhận, dám yêu và dám hận. Chí ít cũng có dc khoảng thời gian đẹp, có bùn vui cùng ng mà mình yêu mến. Đó mới chính là con ng của tôi.
"Tớ sẽ ko yêu vì sợ mất đi tình bạn vĩnh viễn." Nếu đã cân nhắc thì không bao giờ tình bạn mất đi, nếu tình bạn mất đi thì đó ko là tình bạn đẹp. Tôi đã dám cho mình cơ hội dù kết quả là con số không tròn trĩnh. Nhưng chí ít, tôi đã có kỷ niệm đẹp, ko cắn rứt lòng mình và tôi vẫn có ng ta là bạn. Dù nó ko trọn vẹn 1 tình bạn như xưa, nhưng nó lại đi đến 1 ngưỡng khác của tình bạn, nơi mà tôi sẽ ko bao giờ đến nếu tôi ko thử thách chính mình. Và cuối cùng là để hồn mình thanh thản, nhìn ng ta mà mỉm cười, một nụ cười chúc phúc.
Trong cuộc đời, tôi ko bít mình sẽ bắt gặp cảm giác đó bao nhiu lần cho đến khi có dc cái gọi là hạnh phúc. Rồi thì sẽ mỉm cười chỉ vì 1 câu nói, 1 cái đập lỗi nhịp của con tim bởi 1 cái nhìn, 1 lần thức trắng đêm nhìn lên bầu trời bởi 1 cái chạm tay, ...., 1 nụ cười nhẹ nhàng vì câu nói vu vơ của 1 đứa trẻ. Sống, làm việc và cảm nhận.
Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009
Tình bạn khác giới
Có, vì tôi đã tìm thấy bạn.
Mặc những lời nói bên ngoài, vì tôi tin bạn là bạn thân của tôi.
Tôi bệnh ko kêu bạn cũng ra thăm. Tôi bùn là có bạn an ủi.
Nhưng sao bạn hay nói vu vơ những điều khó hỉu.
Rồi ko còn vô tư kể tôi nghe chuyện vợ con.
Ko còn liên lạc với tôi cho dù tôi tìm kiếm bạn.
Những ngày đó, tôi chợt nhận ra 1 điều gì đó...
Vậy là tôi đánh mất bạn trong sự vô tình.
Ừ thì ko có bạn thân giữa 2 ng khác giới.
Vì tôi ko tìm thấy.
Ko còn tìm thấy bạn.
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009
Nhầm lẫn
Nói nhầm có thể xin lỗi, làm nhầm việc gì có thể làm lại.
Nhìn nhầm ng có thể mạnh miệng nói câu "Xin lỗi, tôi nhầm".
Nhưng nhầm lẫn trong tình yêu thì không thể nói "Xin lỗi, anh (em) nhầm".
"Cái na ná tình yêu thì có trăm ngàn, nhưng tình yêu thì chỉ có 1"-câu nói ko còn nguyên văn nhưng nội dung vẫn là chân lý. Và khi bạn đấm chìm trong "cái na ná" tình yêu ấy thì bạn ko nhận ra dc rằng "nó ko phải tình yêu".
Bạn nói rằng bạn nghe 1 bản nhạc và nghĩ đến ng đó, "mình đã yêu". Ko bạn ạ, đơn giản vì bạn chưa gặp những ng giống bạn đó, mà quả đất thì tròn, ng giống ng thì nhiều. Chờ đến khi gặp dc ng thứ 2 bạn sẽ thấy "mình nhầm".
Bạn nghĩ ko nhắn tin, ko liên lạc bạn sẽ ko chịu nổi. Ừ đúng, vì đó là thói quen, 1 thói quen hình thành do thời gian thì sao bạn có thể ép nó mất đi chỉ trong 1 ngày. Thế nên bạn thấy thiếu vắng cái gì đó trong cuộc sống, vậy là bạn nghĩ "mình đã yêu". Hãy cố gắng ko liên lạc 2,3 ngày bạn sẽ thấy "mình đã nhầm".
Bạn nhận dc sự quan tâm, chăm sóc thân tình từ ng ấy, cái mà trước giờ chỉ có ng thân mang đến cho bạn. Bạn lại nghĩ ng đó thích mình, thế là bạn bắt đầu 1 thói quen "quan tâm, chăm sóc ng đó". Bạn thấy mình có trách nhiệm lo lắng, che chở và bảo vệ ng đó. Bạn tưởng "mình đã yêu". Nhưng sao bạn ko thử làm quen và hỏi những ng bạn khác của ng đó, bạn sẽ thấy ai cũng dc quan tâm như bạn. Lúc đó bạn sẽ thấy "mình đã nhầm".
........ và còn hằng tá cái nhầm khác. Đưa bạn ngộ nhận giữa thói quen và tình yêu. Có thể khi bạn nhận ra mình nhầm, bạn sẽ mỉm cười cho sự ngây ngô của mình, nhưng cũng có thể bạn sẽ phải khóc vì mất đi 1 tình bạn đẹp.
Hãy cẩn thận với cảm xúc của chính mình, vì tình yêu ko là con dao 2 lưỡi mà chính cảm xúc điều khiển hành động làm ta mất đi những tình cảm đẹp mà ta đang có. Suy nghĩ, đặt câu hỏi và trả lời, bạn sẽ nhận thấy dc tình cảm của mình đang ở mức độ nào.
"Ko gặp bạn ấy nữa, mình sẽ ntn?"
"1 ngày ko liên lạc thì sao?"
"bạn ấy có bạn rồi thì mình sẽ cảm thấy thế nào? mình sẽ làm gì?"
.................
Đôi khi bạn thấy tình cảm là tất cả, bạn sẽ điên lên nếu k0 gặp ng đó. Nhưng lúc bình tĩnh bạn sẽ thấy, tình cảm ko là gì cả. Cái muôn màu của cảm xúc, ai nắm rõ cảm xúc của chính mình ng ấy sẽ có dc sắc màu của cầu vồng.
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2009
.............................sinh nhật......................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................